Cách chi xì dách online giành chin thng n nh hn-tai bài tiến lên miền nam

Đào tạo trực tuyến (E-learning) là một phương pháp đào tạo tiên tiến, toàn diện, có khả năng kết nối và chia sẻ tri thức rất hiệu quả. Sự ra đời của E-learning đã đánh dấu bước ngoặt mới trong việc áp dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Bài viết này trình bày tổng quan về: khái niệm, các loại hình đào tạo, đặc điểm và các lợi ích của E-learning.

E-learning là viết tắt của Electronic Learning. Hiện nay, có rất nhiều cách hiểu về E-learning. Hiểu theo nghĩa tổng quát, E-learning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông, đặc biệt là công nghệ thông tin.

Theo một cách hiểu khác, Elearning là một kiểu dạy học trong đó người dạy và người học có thể giao tiếp với nhau qua mạng dưới các hình thức như: e-mail, thảo luận trực tuyến (chat), diễn đàn (forum), hội thảo video… ; các nội dung học tập có thể được phân phát qua các công cụ điện tử hiện đại như máy tính, mạng vệ tinh, mạng Internet, Intranet, các website… hoặc có thể thu được từ đĩa CD, băng video, audio…

Hiện nay, có hai hình thức giao tiếp giữa người dạy và người học là giao tiếp đồng bộ (Synchronous) và giao tiếp không đồng bộ (Asynchronous). Giao tiếp đồng bộ là hình thức giao tiếp trong đó tại cùng một thời điểm có nhiều người truy cập mạng và trao đổi thông tin trực tiếp với nhau: thảo luận trực tuyến, hội thảo video, nghe đài hoặc xem tivi phát sóng trực tiếp… Giao tiếp không đồng bộ là hình thức mà những người giao tiếp không nhất thiết phải truy cập mạng tại cùng một thời điểm; ví dụ như: các khóa tự học qua Internet, CD-ROM, e-mail, diễn đàn. Đặc trưng của kiểu học này là giảng viên phải chuẩn bị tài liệu trước khi khóa học diễn ra; học viên được tự do chọn lựa thời gian tham gia khóa học.

Trong loại hình học tập truyền thống (học tập mặt đối mặt), học viên trực tiếp nhận thông tin (bài giảng) từ giảng viên. Khi các học viên tự học bằng sách vở, băng tiếng, băng hình, phát thanh, truyền hình… học viên thiếu hẳn yếu tố giao tiếp hai chiều giữa thầy – trò, trò – bạn. Các giao tiếp hai chiều này, trên thực tế lại là một yếu tố rất quan trọng trong quá trình dạy và học.

Học tập trực tuyến hay học tập trên mạng ra đời nhằm tạo ra yếu tố giao tiếp hai chiều giữa học viên với giáo viên – “ảo” và trao đổi với các bạn học – “ảo” qua mạng máy tính hoặc Internet. Học tập trực tuyến còn có tác dụng kích thích ý thức tự học của học viên, hỗ trợ học viên tiếp cận với nguồn thông tin phong phú hơn rất nhiều so với bài giảng trên lớp của giáo viên.

Tuy mới ra đời không lâu, nhưng đến nay dạy học trực tuyến đã là một loại hình học tập rất phổ biến trên toàn thế giới, không những chỉ có tác dụng hỗ trợ cho học viên tự học, học viên đào tạo từ xa mà còn rất bổ ích cho việc học tập trên lớp theo loại hình đào tạo truyền thống.

Đến nay có thể kể ra 5 loại hình đào tạo trực tuyến như sau:

1) Đào tạo dựa trên công nghệ (TBT – Technology-Based Training) là hình thức đào tạo có sự áp dụng công nghệ, đặc biệt là dựa trên công nghệ thông tin.

2) Đào tạo dựa trên máy tính không nối mạng (CBT – Computer-Based Training) là hình thức đào tạo sử dụng các ứng dụng (phần mềm) đào tạo trên các đĩa CD-ROM hoặc cài trên các máy tính độc lập, không nối mạng, không có giao tiếp với thế giới bên ngoài. Thuật ngữ này được hiểu đồng nhất với thuật ngữ CD-ROM Based Training.

3) Đào tạo dựa trên web (WBT – WebBased Training) là hình thức đào tạo sử dụng công nghệ web. Nội dung học, các thông tin về người học và quản lí khóa học được lưu trữ trên máy chủ và người dùng có thể dễ dàng truy nhập thông qua trình duyệt web. Người học có thể giao tiếp với nhau và với giáo viên, sử dụng các chức năng trao đổi trực tiếp, diễn đàn, e-mail… và có thể nghe được giọng nói và nhìn thấy hình ảnh của người giao tiếp với mình.

4) Đào tạo trực tuyến (Online Learning/Training) là hình thức đào tạo có sử dụng kết nối mạng để thực hiện việc học: lấy tài liệu học, xem chương trình, giao tiếp giữa người học với nhau và với giáo viên…

5) Đào tạo từ xa (Distance Learning) là hình thức đào tạo trong đó người dạy và người học không ở cùng một chỗ, thậm chí không cùng một thời điểm. Ví dụ như việc đào tạo sử dụng công nghệ hội thảo cầu truyền hình hoặc công nghệ web.

– Dễ tiếp cận và thuận tiện: Dịch vụ Internet, vì vậy việc tiếp cận rất dễ dàng, người học có thể tiếp cận và học bất cứ nơi đâu

– Tính linh hoạt: Bản chất của Internet, nền tảng của công nghệ học trực tuyến là linh hoạt. Từ khi đăng kí học đến lúc hoàn tất, người học có thể học theo thời gian biểu mình định ra, không bị gò bó bởi thời gian và không gian lớp học dù vẫn đang ở trong lớp học “ảo”. Tính linh hoạt còn thể hiện ở “tự định hướng” và “tự điều chỉnh” như trình bày dưới đây.

– Tự định hướng: Vì là khóa học trực tuyến nên trong một số dịch vụ, người học có thể tự định hướng cho mình, bằng cách chọn khóa học phù hợp nhất đối với trình độ, sở thích, mục tiêu của bản thân, hoặc một công ti có thể yêu cầu công ti cung cấp dịch vụ học trực tuyến thiết kế khóa học theo yêu cầu của mình, theo định hướng hay theo nhu cầu kiến thức của nhân viên.

– Tự điều chỉnh: Người học có thể tự điều chỉnh nhịp điệu khóa học cho mình, nghĩa là có thể học từ từ hay nhanh do thời gian mình tự sắp xếp hay do khả năng tiếp thu kiến thức của mình.

– Tính đồng bộ: Giáo trình và tài liệu của các khóa học trực tuyến có tính đồng bộ cao vì chương trình cùng các tài liệu được soạn thảo được đưa lên trang trực tuyến từ ban đầu.

– Tương tác và hợp tác: người học có thể giao lưu và tương tác với nhiều người cùng lúc, có thể hợp tác với bạn bè trong nhóm học trực tuyến để thảo luận và làm bài tập về nhà. Ngày nay, việc tương tác và hợp tác trên Internet là phổ biến qua forum, blog, Facebook… người học có thể tận dụng Internet để “vừa làm, vừa học, vừa chơi”.

Theo Elliott Masie, một chuyên gia nổi tiếng trong ngành học trực tuyến, Elearning là “việc áp dụng công nghệ để tạo ra, cung cấp, chọn lựa, quản trị, hỗ trợ và mở rộng cách học truyền thống”. Việc phát triển của Internet, với khả năng giúp học viên tiếp cận liên tục các khóa đào tạo một cách hiệu quả và tiết kiệm, đã tạo nên một giai đoạn mới cho việc dạy và học đạt đến những tầm cao mới mà chưa có công nghệ nào có thể sánh được.

Skillsoft, một nhà cung cấp giải pháp học trực tuyến hàng đầu của Mĩ, thì cho rằng E-learning có những đặc điểm ưu việt như khóa học có nội dung phù hợp và cập nhật, học viên có thể tiếp cận một cách thuận tiện nhiều khóa học và có thể nghiên cứu nội dung ở mọi nơi, việc tập hợp nội dung nhanh chóng, khả năng cung cấp thông tin cho học viên trên khắp thế giới bằng ngôn ngữ của họ và khả năng theo dõi, báo cáo và đánh giá kết quả việc học.

Online Lerning có rất nhiều lợi ích đa dạng và phong phú khi xét ở các góc độ khác nhau: về phía người học, về phía cơ sở đào tạo, về xã hội… Sau đây là một số lợi ích cơ bản:

– Online Lerning giúp người học vượt qua rào cản về không gian và thời gian. Với hình thức học này, người học có thể đăng kí và theo học bất cứ thời gian nào mình muốn. Học viên có thể học bất cứ lúc nào, tại bất kì nơi đâu… Tận dụng được nguồn giảng viên chất lượng cao từ nhiều nơi trên thế giới, nội dung truyền tải nhất quán, phù hợp với yêu cầu của người học.

– Online Lerning giúp cho người học chủ động hơn: dễ dàng tự định hướng và tự điều chỉnh việc học tập của bản thân. Việc đăng kí và chứng thực học viên đơn giản và thuận tiện. Người học có khả năng tự kiểm soát cao thông qua việc tự đặt cho mình tốc độ học phù hợp, bỏ qua những phần hướng dẫn đơn giản không cần thiết mà vẫn đáp ứng được tiến độ chung của khóa học. Đối với học viên, kèm theo việc tăng khả năng tiếp tục đáp ứng được công việc, giảm thời gian học, học viên còn có thể học mọi lúc, mọi nơi, cho phép học viên có thể hoàn thành chương trình đào tạo một cách thuận tiện ngoài giờ làm việc hay ở nhà.

– Online Lerning giúp cho người học rèn luyện và phát triển khả năng tự học. Trong suốt quá trình học trực tuyến, học viên phải tự xây dựng kế hoạch học tập, lựa chọn môn học, tài liệu cần thiết, tự thực hiện các yêu cầu của khóa học… nhờ thế mà khả năng tự học mỗi ngày một tốt hơn.

– Online Lerning làm tăng lượng thông tin một cách rõ rệt, kiến thức thu được rất đa dạng và phong phú. Nhờ tính tương tác và hợp tác cao, dễ tiếp cận và thuận tiện, đào tạo trực tuyến tạo một môi trường giao tiếp thuận lợi giữa học viên với giáo viên, giữa học viên với nhau… Khi mọi người được trao đổi với giáo viên và bạn bè trong lớp, họ có thể tiếp thu nhiều thông tin hơn từ các nguồn khác nhau. Mặt khác, kết quả đào tạo cũng được tự động hóa và được thông báo nhanh chóng, chính xác, khách quan.

– Rút ngắn thời gian đào tạo. Học viên tận dụng được mọi thời gian rảnh rỗi, giảm thiểu thời gian rời khỏi văn phòng hoặc gia đình. Cơ sở đào tạo cũng dễ dàng kiểm soát thời gian thực hiện khóa học.

– Chi phí cho việc học tập được giảm thiểu: chi phí cho người học, chi phí cho tổ chức và quản lí đào tạo. Nội dung khóa học có thể sử dụng lại được với các học viên khác nhau. Cắt giảm được chi phí in ấn, xuất bản và phân phối tài liệu, lương của giáo viên, chi phí thuê phòng học, chi phí đi lại, ăn ở cho học viên. Tiết kiệm được một khoản tiền lớn do giảm được chi phí đi lại. Theo một số thống kê : thông thường một học viên phải trả cho một khóa học khoảng 5 triệu đồng, thì đối với một khóa học trực tuyến chi phí chỉ vào khoảng 500.000 đồng, nghĩa là chỉ 1/10.

– Online Lerning là một mô hình dạy học có hiệu quả cao: Học trực tuyến giúp học viên và các công ti có học viên không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn đáp ứng đúng với nhu cầu của mình. Tỉ lệ học viên hoàn thành khóa học cao hơn. Với cơ sở đào tạo: dễ dàng tạo các khóa học từ các tài nguyên có trước, thu được lợi nhuận nhanh hơn từ các sản phẩm mới, khóa học được cập nhật và triển khai nhanh chóng, liên tục ở nhiều nơi…

Kết luận

Đào tạo trực tuyến (E-learning) ra đời đã đánh dấu bước ngoặt mới trong việc áp dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Đây là phương pháp đào tạo tiên tiến, toàn diện, có khả năng kết nối và chia sẻ tri thức rất hiệu quả. E-learning đang trở thành xu thế tất yếu và thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nước trên thế giới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 

  1. http://www.vietnamlearning.vn
  2. http://www.ion.uillinois.edu/resources/tutorials/pedagogy/instructorProfile.asp
  3. http://hocmai.infogate.vn
  4. http://bea.infogate.vn

Theo tạp chí khoa học ĐHSP TP Hồ Chí Minh

© Copyright 2023 | Nhà cái tặng tiền . All Rights Reserved | Telegram:@Nhacai8899